-
Nằm than sau khi sinh con lợi hay hại?
Thông thường phụ nữ sau khi sinh con, thân nhiệt sẽ thấp, dễ bị lạnh, cần được sưởi ấm để giúp khí huyết lưu thông. Tuy nhiên, việc sưởi ấm cơ thể có rất nhiều cách, không phải cứ nhất thiết phải theo quan niệm của ông bà xưa là phải nằm than để sưởi ấm. Vì có nhiều vấn đề xảy ra vì cho sản phụ nằm than làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự hồi phục của sản phụ.
Mẹ Tròn đã tổng hợp những thông tin liên quan đến việc có nên nằm than sau khi sinh con. Các mẹ cùng tham khảo nhé!
Quan niệm của ông bà ta ngày xưa là phải nằm than
Nằm than sau sinh hoàn toàn không có lợi như quan niệm của ông bà xưa
Khi sinh con, người phụ nữ bị mất một lượng máu khá lớn làm cơ thể người mẹ yếu hơn bình thường. Không những vậy còn phải nhanh chóng hồi phục sức khỏe tốt để nuôi con. Do đó, ông bà xưa luôn có quan niệm là nằm tham sau sinh giúp sưởi ấm cho người mẹ và em bé, tránh cho cơ thể mẹ bị đau nhức và giúp xương em bé cứng cá hơn. Có thể nói đây là một phong tục không thể thiếu trong việc chăm sóc phụ nữ sau sinh của người xưa.
Vậy tại sao sản phụ không nên nằm than?
Khi cháy than sẽ tỏa ra khí CO2 gây ảnh hưởng tới việc hô hấp của mẹ và bé
Theo các nghiên cứu về việc này cho rằng việc cho mẹ và bé nằm than sau khi sinh là việc hoàn toàn sai lầm. Trong khói than có chứa khí CO2 gây ảnh hưởng đến đường hô hấp, ngạt thở. Đối với bé do hệ miễn dịch vẫn chưa hoàn thiện, nếu hít phải khí CO2 sẽ dễ làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh của bé.
Ngoài ra, da bé sơ sinh vẫn còn rất non nớt, than quá nóng dễ làm bé bị bỏng hoặc nhẹ thì nổi rôm sảy, nhiễm trùng da.
Khi nằm than sẽ rất nóng, dễ đổ mồ hôi gây mất nước và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Việc dùng than cũng rất dễ xảy ra hỏa hoạn
Hãy dùng những biện pháp khoa học để giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng
Cách khắc phục
Thay vì dùng than để sưởi ấm thì bạn có thể đắp chăn, mặc thêm áo, quàng khăn cổ, bao tay, vớ chân để giữ ấm.
Các mẹ cũng có thể sử dụng túi chườm nước ấm đặt dưới lưng hoặc trên bụng khoảng 5 – 10 phút là có thể giữ ấm rất tốt.
Sử dụng túi chườm để làm cơ thể ấm hơn
Sau sinh, các mẹ không được tắm bằng nước lạnh mà phải tắm bằng nước ấm. Việc này vừa giúp giữ vệ sinh cho người mẹ, hạn chế vi khuẩn phát sinh mà còn giữ ấm rất tốt.
Có một chế độ ăn uống cân đối, vận động nhẹ nhàng hợp lý sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh và mau chóng hồi phục.
Thoa các loại rượu gừng, nghệ để giữ ấm cho cơ thể và kích thích các huyệt dưới da, giúp các cơ được thư giãn thoải mái. Ngoài ra, thoa rượu thuốc còn có tác dụng làm đẹp và giảm mỡ bụng rất công hiệu.
Ngoài ra, các mẹ cũng có thể dùng bóng đèn thay vì dùng than. Dùng bóng đèn sưởi ấm sẽ không gây hại như than nhưng nó cũng không có tác dụng giúp trẻ cứng cáp hơn hay người mẹ mau chóng khỏe lại. Tuy nhiên bạn có thể dùng bóng đèn khi thời tiết quá lạnh, có thể đặt dưới gầm giường và chỉnh nhiệt độ vừa phải để sưởi ấm.
Sử dụng bóng đèn sưởi đê làm ấm mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cho mẹ và bé
Hãy là người mẹ thông minh khi dùng những những phương pháp thật khoa học để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và thiên thần của bạn nhé. Chúc các bạn thành công!
THẢM XỐP VIỆT - CHUYÊN CUNG CẤP THẢM XỐP SỈ & LẺ
- Hotline : 0938 707 966 (gọi hoặc zalo) - 028 66 769 296
- Zalo : Mr. Lộc : 0938707966 ( quý khách có thể liên hệ qua Zalo để tiện trao đổi)
- Fanpage: Facebook.com/ThamxoplotsanHCM
- Email : ledangloc@gmail.com
- Website : Thamxopviet.com
- Địa chỉ : 186/27 Bình Thới, P.14,Q11, HCM_
Click vào banner dưới đây để tham khảo tất cả sản phẩm thảm xốp lót sàn chất lượng cao cấp đảm bảo an toàn cho béNgày đăng: 09-11-2016 1,566 lượt xem
Tin liên quan
- Rụng tóc sau sinh làm phụ nữ vô cùng lo lắng
- Vì sao phụ nữ thường mắc chứng đãng trí sau sinh
- Nguyên tắc giúp mẹ nhanh chóng hồi phục sức khỏe sau khi sinh
- Triệu chứng suy nhược cơ thể sau khi sinh con
- Cách giảm mỡ bụng đơn giản mà rất hiệu quả cho mẹ sau sinh
- Chăm sóc sức khỏe thai phụ sau khi sinh mổ
- Những điều cần biết cho mẹ sau khi sinh con
- Những vật dụng cần thiết cho bé sơ sinh và mẹ
- Những sai lầm phổ biến của mẹ khi chọn mua bình trữ sữa cho bé
- Những khó khăn mẹ có thể gặp phải khi cho con bú và cách xử lý