-
Những khó khăn chị em phụ nữ thường gặp phải trong giai đoạn sau sinh
Mang thai và sinh con chính là điều tuyệt vời, hạnh phúc nhất mà tạo hóa ban tặng cho người phụ nữ. Tuy nhiên, để thực hiện được niềm hạnh phúc ấy người phụ nữ phải trãi qua giai đoạn cực kỳ khó khăn với những nỗi niềm khó nói khoongb chỉ giai đoạn mang thai mà sau sinh còn khổ hơn gấp nhiều lần.
Những khó khăn chị em phụ nữ thường gặp phải trong giai đoạn sau sinh
Khi vượt cạn thành công sau hơn 9 tháng mang thai nặng nề, nhiều chị em phụ nữ thở phào nhẹ nhõm vì nghĩ đã vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất. Nhưng thực tế không phải vậy, sau khi sinh, người mẹ còn có nguy cơ đối mặt với những nỗi ám ảnh, những tâm tư khó nói thành lời. Hiểu được những lo lắng ấy, sau đây Mẹ Tròn sẽ chỉ ra những khó khăn mà mẹ có thể gặp phải trong giai đoạn sau sinh và cách phòng tránh kịp thời nhé!
Những khó khăn mẹ gặp phải sau khi sinh em bé và cách khắc phục
Áp lực về tâm lý sau sinh
Đây là vấn đề mà hầu hết các chị em phụ nữ sau khi đã trải qua thiên chức làm mẹ đều gặp phải. Bởi lẽ trong quá trình thai kỳ, cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi nội tiết tố liên quan đến thai nhi như các hormon Estrogen, Progesteron, HCG và có sự gia tăng bài tiết 1 số hormon tuyến yên, cận giáp, tuyến giáp và hormon buồng trứng. Việc tiết nội tiết tố nhiều hay ít quá có thể gây ra những rối loạn cảm xúc và tinh thần, tác động đến tiêu cực đến tâm lý và sức khỏe. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, “Trầm cảm sau sinh” là căn bệnh nguy hiểm đe dọa đến tâm lý của chị em phụ nữ. Đáng lo ngại là tỉ lệ mắc bệnh này ngày càng gia tăng.
Để có thể phòng tránh được căn bệnh này, chị em nên chủ động trong việc tìm hiểu thật kĩ các thay đổi tâm lý sau sinh qua sách báo, những người có kinh nghiệm, chia sẻ với người bạn đời hay gặp trực tiếp các bác sĩ để trao đổi giúp cho có những kiển thức vừng vàng, tránh tình trạng bị “hụt hẫng” khi đối mặt với chính những áp lực tâm lý của bản thân.
Áp lực về tâm lý sau sinh
Áp lực về ngoại hình
Ám ảnh vòng 2 chảy xệ
Sau khi sinh con mà bụng mẹ vẫn trông như mang bầu là nỗi lo lắng lớn nhất của người phụ nữ. Lúc này, mẹ không nên buồn bã mà hãy thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng, chăm tập thể dục, kết hợp với các biện pháp giảm mỡ vùng bụng để lấy lại vóc dáng một cách nhanh nhất có thể nhé.
Vòng 2 ngấn mỡ, chảy xệ
Tàn nhan, mụn xuất hiện trên da mặt
Đây là vấn đề khiến nhiều chị em phụ nữ tự ti nhất về ngoại hình của mình sau khi sinh em bé. Da mẹ trở nên xấu đi là do sự thay đổi nội tiết tố cơ thể trong suốt quá trình mang thai và sinh con cộng với sự vất vả trong việc chăm sóc con nhỏ mang lại. Vì thế, mẹ đừng nên quá lo lắng, chỉ cần áp dụng những biện pháp chăm sóc da thích hợp, ngủ đủ giấc, da bạn sẽ nhanh chóng trở lại bình thường.
Tàn nhan, mụn xuất hiện trên da mặt
Nỗi lo về sức khỏe sau sinh
Đau bụng do co tử cung
Tử cung là nơi chứa em bé khi mang bầu. Trong quá trình mang thai, tử cung giãn ra để phù hợp với sự phát triển của em bé, sau khi sinh sẽ co lại gây đau bụng. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường ở phụ nữ sau sinh nhằm giúp tử cung trở lại kích thước ban đầu, biểu hiện đau thường hết sau 1 – 2 tuần. Ở phụ nữ lần đầu sinh nở, tử cung sẽ co nhanh hơn so với người đã sinh nhiều lần. Việc cho con bú mẹ cũng giúp tử cung co nhanh hơn so với việc cho con dùng sữa công thức.
Để tử cung co nhanh hơn, mẹ nên cho con bú sớm (khoảng 30 – 60 phút sau khi sinh) và thường xuyên xoa bóp tử cung ngoài thành bụng. Để giảm đau người mẹ có thể sử dụng thuốc giảm đau nhưng cần tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Đau bụng do co tử cung
Tắt sữa
Cấu tạo bầu vú của người mẹ có rất nhiều các ống sữa có tác dụng đưa sữa từ các nang sữa về xoang chứa sữa ở phía sau quầng vú. Hoạt động bú, mút của bé sẽ giúp thông các ống này. Tuy nhiên nếu vì một lý do nào đó khiến một ống dẫn bị tắc lại, sữa không thoát ra ngoài được và gây tắc tạo thành hòn cục do hiện tượng sữa đông kết. Trong khi đó, sữa vẫn tiếp tục được tiếp ra gây căng phồng chèn ép lên toàn bộ các đường ống khác dẫn đến tắc sữa hoàn toàn.
Tắt sữa và khó khăn trong việc cho bé bú
Tiết sản dịch
Sản dịch là dịch từ buồng tử cung và đường sinh dục chảy ra ngoài trong những ngày đầu của thời kỳ hậu sản. Đây cũng là một hiện tượng hoàn toàn bình thường ở cả phụ nữ sinh thường và sinh mổ, và thường kéo dài 2 – 6 tuần. Trong 3 ngày đầu, sản dịch ra nhiều và có màu đỏ tươi. Sau đó sản dịch loãng hơn, lẫn với chất nhày lờ lờ như máu cá. Tiếp theo 7 – 10 ngày sau sinh, sản dịch là một chất nhày trong và ít dần đi.
Để tránh ứ động sản dịch, sản dịch mau hết và co hồi tử cung nhanh người mẹ nên cho con bú sữa mẹ và nên sớm đi lại, vận động nhẹ nhàng (thường là 8h sau khi sinh).
Tiết sản dịch
Trên đây là chia sẻ những khó khăn các bà mẹ gặp phải sau khi sinh em bé. Chúc mẹ giữ được tinh thần và sức khỏe tốt nhất để chăm sóc bé yêu của mình phát triển toàn diện.
THẢM XỐP VIỆT - CHUYÊN CUNG CẤP THẢM XỐP SỈ & LẺ
- Hotline : 0938 707 966 (gọi hoặc zalo) - 028 66 769 296
- Zalo : Mr. Lộc : 0938707966 ( quý khách có thể liên hệ qua Zalo để tiện trao đổi)
- Fanpage: Facebook.com/ThamxoplotsanHCM
- Email : ledangloc@gmail.com
- Website : Thamxopviet.com
- Địa chỉ : 186/27 Bình Thới, P.14,Q11, HCM_
Click vào banner dưới đây để tham khảo tất cả sản phẩm thảm xốp lót sàn chất lượng cao cấp đảm bảo an toàn cho béNgày đăng: 31-10-2016 1,787 lượt xem
Tin liên quan
- Chăm sóc sức khỏe thai phụ sau khi sinh mổ
- Những điều cần biết cho mẹ sau khi sinh con
- Những vật dụng cần thiết cho bé sơ sinh và mẹ
- Những sai lầm phổ biến của mẹ khi chọn mua bình trữ sữa cho bé
- Những khó khăn mẹ có thể gặp phải khi cho con bú và cách xử lý
- Nguyên nhân và cách phòng tránh nhiễm khuẩn cho mẹ sau sinh
- Tại sao mẹ không thể giảm cân hiệu quả sau sinh?
- Những tác hại từ việc dùng nghệ làm đẹp không đúng cách sau sinh
- Tổng hợp những mẹo chữa đau lưng đơn giản cho mẹ sau sinh
- Những thức ăn bạn cần tránh trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ