• Làm thế nào để nhận biết sớm dấu hiệu người phụ nữ bị trầm cảm sau sinh?

    Trầm cảm sau sinh là căn bệnh mà hầu hết các mẹ sau sinh mắc phải. Đó là một triệu chứng tâm lý ảnh hưởng không hề nhỏ đến cuộc sống gia đình. Vậy làm thể nào để nhận biết sớm người phụ nữ bị trầm cảm sau sinh? Biểu hiện là gì ra cách điều trị ra sao?

    Trầm cảm sau sinh là căn bệnh mà hầu hết các mẹ sau sinh mắc phải. Đó là một triệu chứng tâm lý ảnh hưởng không hề nhỏ đến cuộc sống gia đình. Tuy nhiên không phải ai cũng biết đó là căn bệnh mà phần lớn đều nghĩ rằng đó chỉ là những cảm xúc nhất thời sau sinh nên đã vô tình bỏ qua. Vậy làm thể nào để nhận biết sớm người phụ nữ bị trầm cảm sau sinh? Biểu hiện là gì ra cách điều trị ra sao?
     
    Trầm cảm sau sinh là căn bệnh mà hầu hết các mẹ sau sinh mắc phải
     
    Trầm cảm sau sinh là căn bệnh mà hầu hết các mẹ sau sinh mắc phải
     
    Trầm cảm sau sinh là gì?
     
    Trầm cảm sau sinh là căn bệnh mô tả một loạt những biểu hiện suy giảm về tinh thần lẫn thể chất xảy ra đối với một số phụ nữ sau sinh. Trầm cảm sau sinh có thể xuất hiện một vài ngày hoặc vài tuần sau sinh, xảy ra với bất cứ lần sinh nào. Bệnh có thể tự giảm dần trong thời gian ngắn hoặc thậm chí kéo dài đến.
    Phụ nữ sau sinh mắc chứng trầm cảm không chỉ làm mất khả năng chăm sóc trẻ an toàn mà còn gây cho người mẹ có ý muốn tự sát hoặc làm những hành động gây hại cho chính con mình.
     
    Dấu hiệu của phụ nữ trầm cảm sau sinh?
     
    Sau khi sinh, người phụ nữ phải đốt mặt với rất nhiều vấn đề về cơ thể lẫn tâm lý. Đó là những đau đớn về thể xác mẹ phải trải qua do quá trình sinh con, những vấn đề về tâm lý khi con chào đời khiến cơ thể mẹ mất đi một trọng lượng cơ thể đáng kể, mẹ cảm thấy mình xấu xí và không còn sự hấp dẫn, mẹ thường quá lo lắng về trách nhiệm làm mẹ của mình. Nếu mẹ nhận thấy những biểu hiện của buồn chán sau sinh cùng với những biểu hiện sau đây kéo dài liên tục hai tuần, chứng tỏ mẹ đã bị trầm cảm sau sinh:
     Thích ở một mình, ngại giao tiếp: Mẹ thường chỉ thích ở trong phòng một mình, không thích đến những nơi đông người thậm chi không muốn nói chuyện với ai
     
    Mẹ thích ở một mình, không thích giao tiếp với ai
     
    Mẹ thích ở một mình, không thích giao tiếp với ai
     
     Nghiện mạng xã hội, không thích nói chuyện trực tiếp: Các trường hợp này khi ở trên mạng xã hội sẽ nói nhiều nhưng ra cuộc sống bên ngoài thì hoàn toàn thu mình lại.
     Thường xuyên có cảm giác buồn chán, ủ dột: Cảm giác này diễn ra liên tục và kéo dài khoảng vài tuần trở lên.
     Lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi: Ngay cả khi không làm việc nặng, chỉ ngồi một chỗ, người bệnh vẫn rơi vào trạng thái uể oải, thiếu sức sống.
     Mất tập trung, không muốn làm việc: Không chỉ là do sức khoẻ, người bệnh còn mất hết hứng thú làm việc, không muốn động vào bất kì việc gì.
     Bi quan, tự cảm thấy bản thân vô dụng hay mắc tội lỗi nào đó: Cảm giác mất hết niềm tin vào mọi chuyện trong cuộc sống.
     
    Cảm xúc buồn vui thất thường
     
    Cảm xúc buồn vui thất thường
     
     Dễ nổi nóng, cáu gắt: Những người mắc trầm cảm thường rất dễ nổi giận vô cớ với người khác hay những sự việc rất nhỏ.
     Hay có cảm giác lo âu, bất an: Sự lo âu này thường xuất phát từ những điều rất vô lý, thậm chí là không có thật, chỉ do người bệnh tự tưởng tượng ra.
     Mất ngủ hoặc ngủ rất nhiều: Sự thay đổi đột ngột trong lối sống và sinh hoạt này cũng là dấu hiệu của trầm cảm và nó cũng là nguyên nhân dẫn đến các hệ quả tiếp theo về sức khoẻ cũng như tâm lý.
     
     Mẹ mất ngủ thường xuyên
     
    Mẹ mất ngủ thường xuyên
     
     Không còn hứng thú với các sở thích của mình nữa: Không còn bất kì sự quan tâm nào với những sở thích của mình trước đây.
     Chán ăn hoặc trở nên ăn uống vô độ: Dẫn đến tình trạng giảm cân đột ngột hoặc cân nặng tăng ngoài tầm kiểm soát.
     Nghĩ đến cái chết: Dấu hiệu này không hề hiếm, gần như xảy ra ở một nửa số người mắc bệnh trầm cảm.
     
    Nguyên nhân của trầm cảm sau sinh là gì?
     
    Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng trầm cảm sau sinh có thể kể đến những nguyê nhân chính như:
     
     Thay đổi nội tiết tố: Trong thời kỳ mang thai, lượng estrogen có thể cao hơn gấp vài trăm lần so với mức bình thường, từ đó thay đổi tạo hình thần kinh của não bộ hay sự tái sinh của tế bào thần kinh, khiến nữ giới trở nên hay quên, ngại tiếp xúc. Ngoài ra, sự thay đổi về thể tích máu, huyết áp, hệ miễn dịch, hormone tuyến giáp giảm nhanh chóng cũng khiến cho mẹ dễ rơi vào tình trạng mệt mỏi, tâm sinh lý thay đổi bất thường.
     Trầm cảm xuất phát từ sự thay đổi cơ thể lẫn tâm lý: Những đau đớn mẹ đã trải qua của quá trình sinh con, nhất là những mẹ đẻ mổ có thể kéo dài một vài tuần sau sinh, mẹ cảm thấy cơ thể mình xấu xí và không còn hấp dẫn nữa sau sinh, những khó khăn mà mẹ phải đối mặt trong cuộc sống như: tài chính, áp lực chăm sóc trẻ, sự thiếu quan tâm giúp đỡ của người thân...
     
    Mẹ bị áp lực bởi phải học cách thích nghi và chăm sóc trẻ
     
    Mẹ bị áp lực bởi phải học cách thích nghi và chăm sóc trẻ
     
     Ngoài ra, mẹ có tiền sử trầm cảm sau sinh trước đó sẽ rất dễ bị mắc lại ở lần sinh nở sau; mẹ sinh non, mẹ quá trẻ dưới 18 tuổi hay mẹ có thai không mong muốn cũng rất dễ rơi vào chứng trầm cảm sau sinh,  mẹ có hoàn cảnh khó khăm như bệnh tật, hiếm muộn, thất nghiệp, thiếu đồng cảm không có sự giúp đỡ của gia đình, xã hội … thì nguy cơ mắc chứng trầm cảm sau sinh rất cao.
     
    Hậu quả của trầm cảm sau sinh ở phụ nữ?
     
    Đối với mẹ sau sinh
    Chứng trầm cảm gây ảnh hưởng đến thể chất, tâm lý thậm chí là tính mạng nếu hư mắc phải cụ thể:
    • Thể chất: Mẹ sụt cân, cơ thể mệt mỏi, uể oải, khó chiu, mất ngủ và căng thẳng lâu dài.
    • Tâm lý: Trầm cảm ở mẹ dẫn đế suy nhược thần kinh, gây hoang tưởng và có những hành vi nguy hại cho bản thân, thậm chí là tự sát. Những trường hợp này xảy ra là do người mẹ bị trầm cảm lâu ngày thường nghĩ mình là mối nguy hại của con hoặc hoang tưởng mình mắc một chứng bệnh nặng nào đó là gánh nặng của người thân nến muốn được giải thoát.
    Đối với con
    • Vấn đề hành vi: Bé sẽ có những hành vi bất thường về giấc ngủ, hành vi dễ bùng nổ, kích động hoặc bị tăng hoạt động.
    • Nhận thức chậm phát triển: Bé thường chậm nói, chậm đi hơn những đứa trẻ khác. Trẻ cũng có thể gặp thêm những khó khăn trong học tập cùng những vấn đề khác khi ở trường hoặc khi ra ngoài xã hội.
    • Rối loạn về cảm xúc: Đó là có lòng tự tin thấp, dễ bị lo âu và sợ hãi, phụ thuộc hơn những đứa trẻ khác và có nhiều nguy cơ mắc các bệnh như trầm cảm, tự kỉ nhiều hơn.
    Đối với gia đình
    Người mắc chứng trầm cảm sau sinh sẽ không chăm sóc chu đáo cho gia đình bà gây ra nhiều nỗi phiền toái vì tâm lý lo sợ, tính hay quên và hoang tưởng tưởng tượng. Nếu bị nawnegj, một số mẹ có thể bị rối loạn tâm thần, luôn có cảm giác mình và em bé đang bị hại nên luôn tìm cách trả thù hay đối phó, thậm chí là giết của con của mình, hoặc những người xung quanh. 
     
    Làm thế nào để phòng tránh trầm cảm sau sinh?
     
    Đối với người mẹ
    • Tránh làm việc quá sức, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn nhiều. 
    • Mẹ dành nhiều thời gian cho sở thích cá nhân của mình 
    • Tìm hiểu các kiến thức về chuyển  dạm chăm sóc em bé và nuôi co bằng sữa mẹ là những điều cần thiết để giúp mẹ bầu phòng tránh được các lo lắng không cần thiết về vai trò sắp tới của mình.
    Đối với gia đình, người thân
    • Hơn ai hết, người chồng, gia đình, người thân... cần gần gũi chia sẻ với sản phụ trong thời kì hậu sản, để có thể tránh được những hệ quả đáng tiếc có thể xảy ra 
     
     Gia đình và người thân hãy luôn ở bên cạnh mẹ an ủi và quan tâm
     
    Gia đình và người thân hãy luôn ở bên cạnh mẹ an ủi và quan tâm
    • Quan tâm, chia sẻ, trò chuyện với các mẹ sau sinh một cách nhẹ nhàng.
    • Luôn giữ cho các mẹ tâm trạng ổn định, tinh thần thoải mái
    • Chú ý đến chế độ ăn ngủ, sinh hoạt hợp lý cho người mới sinh.
    • Trong trường hợp nặng, bạn đừng ngại ngần đưa bệnh nhân đi gặp bác sĩ tâm lý để được tư vấn và hỗ trợ điều trị.
     
    Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu nhận thấy mẹ có dấu hiệu trầm cảm nặng
     
    Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu nhận thấy mẹ có dấu hiệu trầm cảm nặng
     
     
    Thông qua những thông tin mà dodungsausinh.net nêu trên, bạn có thể hiểu được phần nào về chứng trầm cảm ở phụ nữ sau sinh để từ đó có cách chăm sóc, điều trị sớm và kịp thời cũng như có hững giải pháp phòng tránh chứng bệnh này khi mẹ ở thời kỳ mang thai. Chúc các bé luôn khỏe mạnh và các mẹ luôn có đầy đủ những kiến thức nuôi con bổ ích. Hãy theo dõi chúng tôi mỗi ngày nhé!
     

    buttom-174.png (2 KB)

    THẢM XỐP VIỆT - CHUYÊN CUNG CẤP THẢM XỐP SỈ & LẺ

    - Hotline   :   0938 707 966 (gọi hoặc zalo)  - 028 66 769 296

    - Zalo        :   Mr. Lộc : 0938707966 ( quý khách có thể liên hệ qua Zalo để tiện trao đổi)

    - Fanpage:   Facebook.com/ThamxoplotsanHCM

    - Email      :   ledangloc@gmail.com

    - Website :   Thamxopviet.com

    - Địa chỉ  :    186/27 Bình Thới, P.14,Q11, HCM_

    buttom-174.png (2 KB)
    13624929_512786285598443_2104514730_n.gif (47 KB) Click vào banner dưới đây để tham khảo tất cả sản phẩm thảm xốp lót sàn chất lượng cao cấp đảm bảo an toàn cho bé

    Thảm xốp lót sàn cho bé tại thảm xốp việt

    Ngày đăng: 10-07-2017 1,313 lượt xem