• Những thức ăn bạn cần tránh trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ

    Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy mẹ cần cho trẻ bú sữa mẹ trong giai đoạn 6 tháng đầu đời để đảm bảo cho bé phát triển tốt nhất. Trong thời kỳ cho con bú, tuy không gây hại cho mẹ nhưng một số loại thực phẩm có thể ảnh hưởng không tốt đến em bé.

    Những thức ăn bạn cần tránh trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ

    Câu hỏi đặt ra cho các mẹ là: phụ nữ cho con bú không nên ăn gì? Vừa ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ, chế độ dinh dưỡng hàng ngày trong thời gian cho con bú vừa ảnh hưởng rất lớn đến hương vị cũng như chất lượng sữa. Bên cạnh đó, sữa là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Và vì thế để đảm bảo chất lượng sữa và tránh những phản ứng tiêu cực cho bé yêu, trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, các mẹ cũng nên lưu ý hạn chế ăn một số thực phẩm có ảnh hưởng tới sữa mà Mẹ Tròn liệt kê dưới đây.

    Mẹ cần tránh những thực phẩm nào khi cho bé bú

    Mẹ cần tránh những thực phẩm nào khi cho bé bú

     

    Cà phê và đồ uống có ga

    Do cơ thể của bé không bài tiết caffeine được như người lớn, nên mẹ hãy cẩn thận khi uống cà phê, trà hay soda nhé. Vì caffeine có thể nhiễm vào sữa mẹ và đi vào cơ thể bé khiến con bị ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí là không ngủ được và quấy khóc nếu có nhiều caffeine trong cơ thể. Thế nên mẹ hãy bỏ ý định dùng cà phê để thức trông con đi nhé, tình hình có thể tệ hơn rất nhiều đấy! Hoặc nếu mẹ không thể bỏ cà phê, hãy nhớ chỉ uống ngay sau khi bé bú xong, để lần bú tiếp theo caffeine sẽ chỉ còn trong máu mẹ mà thôi. Tương tự như cà phê, mẹ cũng không nên dùng đồ uống có ga trong thời gian này.

    Cà phê

    Cà phê

     

    Đồ uống có cồn

    Mẹ nên tránh sử dụng các đồ uống có cồn như bia, rượu… bởi cồn có thể hấp thụ vào sữa mẹ và ảnh hưởng tới em bé. Nếu mẹ đã trót lỡ uống vượt mức cho phép, có thể “chữa cháy” bằng cách hút sữa mẹ ra bình để cho bé bú. Hai tiếng để ngoài không khí có thể giúp bay hơi lượng cồn có trong sữa mẹ.

    Đồ uống có cồn

    Đồ uống có cồn

     

    Socola

    Đây là món các mẹ thường ít dùng đến sau khi sinh em bé vì nỗi lo tăng cân. Tuy nhiên, mẹ hãy thân trọng nếu socola là niềm đam mê ngọt ngào mà các mẹ lựa chọn. Cũng giống như cà phê và soda, socola cũng có chứa caffein. Mặc dù không quá nhiều: 1 miếng socola đen thường chứa từ 5-35mg caffein. Tuy lượng caffein trong socola không nhiều như cà phê, nhưng các mẹ vẫn nên chú ý và hạn chế bớt.

    Socola

    Socola 

     

    Trái cây có múi (họ cam)

    Chứa nhiều vitamin C và những khoáng chất có lợi cho sức khỏe, cam và họ hàng nhà cam là loại trái cây cực tốt cho các mẹ mới sinh. Tuy nhiên, với một số trẻ có cơ địa mẫn cảm, một số thành phần trong cam có thể gây ngứa thời gian dài, làm bé quấy khóc, nôn mửa, hoặc nổi mẫn đỏ trên da. Nếu nhận thấy con có những triệu chứng trên, mẹ có thể cắt giảm bớt lượng thực phẩm này trong thực đơn của mình. Chờ đến khi trẻ được 3-4 tháng tuổi, hệ tiêu hóa hoàn thiện hơn.

    Trái cây họ cam

    Trái cây họ cam

     

    Đậu phộng

    Đậu phộng là một trong những thực phẩm thuộc nhóm có nguy cơ gây dị ứng cho bé. Nếu mẹ ăn đậu phộng và nhận thấy em bé có những phản ứng bất thường sau bú, mẹ nên dừng sử dụng loại thực phẩm này.

    Đậu phộng

    Đậu phộng

     

    Bông cải xanh

    Các chuyên gia tư vấn về việc cho con bú sữa mẹ thường khuyên các bà mẹ nên hạn chế ăn súp lơ xanh, súp lơ trắng vì chúng rất dễ khiến trẻ bị kích thích, dễ cáu kỉnh và đầy hơi, đi ngoài. Tuy nhiên, có rất nhiều ý kiến khác nhau trước vấn đề mẹ cho con bú mà ăn súp lơ sẽ mất sữa. Vì thế, nếu nghi ngờ bông cải xanh là “thủ phạm”, mẹ hãy ngừng ăn món này vài ngày để theo dõi triệu chứng của bé xem có tiến triển tốt hơn không. Mẹ cũng lưu ý là không nên ăn sống vì có thể khiến tình trạng đầy hơi của bé trầm trọng hơn.

    Bông cải xanh

    Bông cải xanh

     

    Tỏi

    Nếu mẹ cho con bú ăn tỏi, mùi tỏi sẽ tồn tại trong sữa mẹ rất lâu, thậm chí kéo dài tới 2 giờ sau khi ăn. Một số trẻ sơ sinh nhạy cảm có thể thấy khó chịu, nhăn mặt thậm chí là bỏ bú nếu phát hiện mùi vị khó chịu trong sữa.

    Tỏi

    Tỏi

     

    Thức ăn cay nóng

    Những món ăn cay vốn “nổi tiếng” gây ra tình trạng đầy hơi dạ dày và nóng trong ở trẻ nhỏ. Mẹ nên tránh ăn các thực phẩm như ớt, hạt tiêu, hành hay gừng bởi chúng sẽ khiến bé bị táo bón hoặc đau bụng.

    Những thức ăn cay nóng

    Những thức ăn cay nóng

     

    Các sản phẩm từ sữa

    Hầu hết các trường hợp dị ứng ở trẻ nhỏ đều có nguyên nhân do thành phần đường lactose trong sữa bò. Mẹ uống nhiều sữa bò sẽ hấp thụ đường lactose và truyền cho bé qua đường bú. Trừ trường hợp bác sỹ cho biết em bé của mẹ bị dị ứng không dung nạp đường lactose, nếu không, mẹ vẫn nên bổ sung sữa bò và các chế phẩm từ bơ sữa để tăng cường canxi cho bé.

    Sữa bò

    Sữa bò

     

    Đậu nành

    Nhiều trẻ không dung nạp được bơ sữa cũng thể hiện triệu chứng tương tự khi bị dị ứng với đậu nành. Nếu nghi ngờ đậu nành có thể là nguyên nhân gây rắc rối cho bé, hãy xem xét loại đậu nành mà bạn tiêu thụ. Các dạng chế biến của đậu nành thành dạng thanh hay dạng uống có thể kích hoạt cơ chế nhạy cảm của cơ thế bé. Các thực phẩm được chế biến bằng đậu nành lên men có thể được cơ thể bé chấp nhận hơn.

    Các món ăn từ đậu nành

    Các món ăn từ đậu nành

     

    Lúa mì

    Nếu mẹ lỡ ăn một chiếc bánh sandwich hoặc pate trong quá trình cho con bú mà bé có những triệu chứng như quấy khóc, đau bụng, đi ngoài ra máu thì điều đó chứng tỏ trẻ bị dị ứng với lúa mì. Vì thế mẹ hãy ngừng ăn các loại thực phẩm này để kiểm tra xem có phải bé bị dị ứng với chúng không nhé. Nếu các triệu chứng của bé được cải thiện hoặc hoàn toàn biến mất, có thể mẹ cần phải tránh tiêu thụ thực phẩm từ lúa mì.

    Thực phẩm làm từ lúa mì

    Thực phẩm làm từ lúa mì

     

    Các loại hải sản vỏ cứng

    Theo các chuyên gia, nếu người trong gia đình có tiền sử dị ứng với một loại thực phẩm nào đó, khả năng trẻ sơ sinh dị ứng với thực phẩm đó cũng cao và sớm hơn. Nói một cách khác, nếu cha của đứa trẻ bị dị ứng với hải sản có vỏ nhưng bạn không có vấn đề gì với tôm và cua, rất có thể bạn sẽ phải “nhịn” loại thực phẩm này trong suốt khoảng thời gian nuôi con bằng sữa mẹ.

    Hải sản có vỏ cứng

    Hải sản có vỏ cứng

     

    Cá không khiến bé khó chịu, quấy khóc hay chướng bụng, nhưng thủy ngân vốn có trong cá có thể nhiễm vào bầu sữa của mẹ. Theo khuyến cáo của FDA, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ nên ăn ít nhất 2 khẩu phần các loại cá và hải sản có vỏ ít thủy ngân trong mỗi tuần. Năm loại “cá” thông dụng ít có thủy ngân là tôm, cá ngừ đóng hộp, cá hồi, cá pô-lắc (cá minh thái) và cá da trơn. Các loại cá bạn mẹ tránh khi đang cho con bú là cá mập, cá kiếm, cá thu hoàng hậu và cá kình.

    Các loại cá bạn mẹ tránh khi đang cho con bú là cá mập, cá kiếm, cá thu hoàng hậu và cá kình

    Các loại cá bạn mẹ tránh khi đang cho con bú là cá mập, cá kiếm, cá thu hoàng hậu và cá kình

     

    Trứng

    Dị ứng với trứng (thường là do nhạy cảm với lòng trắng trứng) khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Nhưng vì trứng có mặt trong hầu hết mọi loại thức ăn, từ bánh mì đến bim bim cho đến cả kem, nên việc xác định có thể rất khó khăn.

    Trứng

    Trứng

     

    Ngô

    Dị ứng ngô rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Một số thành phần trong ngô có thể xâm nhập vào sữa mẹ và khiến bé bị đau bụng, nổi mẩn hoặc khóc không ngừng. Do đó, mẹ đang cho con bú nên hạn chế ăn ngô.

    Ngô

    Ngô

     

    Măng

    Dù là món ăn ưa thích và quen thuộc của rất nhiều người, đặc biệt là trong các dịp lễ, tết. Nhưng mẹ có biết rằng măng rất độc hại không? Chỉ cần 1kg măng củ là chứa đủ lượng độc tố HCN có thể gây tử vong tức thì cho 2 đứa trẻ nhỏ. Vì vậy, trong thời gian cho con bú, mẹ tuyệt đối không được ăn măng để đảm bảo an toàn cho bé.

    Măng

    Măng

     

    Rau bạc hà, mùi tây

    Bạc hà cũng là một trong các thủ phạm hạn chế nguồn sữa cho con bú của mẹ bởi trong loại cây này có một số thành phần làm giảm lượng sữa của mẹ. Vì thế nếu mẹ đang cho con bú thì hãy hạn chế sử dụng các thực phẩm có chứa bạc hà, hãy thay thế một tách trà bạc hà bằng một tách trà hoa cúc.

    Rau bạc hà

    Rau bạc hà

     

    Cũng giống như bạc hà, rau mùi tây có thể khiến mẹ bị giảm lượng sữa nếu ăn quá nhiều. Vì thế, để đảm bảo đủ sữa cho con bú, mẹ nên hạn chế sử dụng  những thực phẩm này.

    Rau mùi tây

    Rau mùi tây

     

    Chúc mẹ luôn khỏe mạnh để chăm sóc bé một cách tốt nhất!

    buttom-174.png (2 KB)

    THẢM XỐP VIỆT - CHUYÊN CUNG CẤP THẢM XỐP SỈ & LẺ

    - Hotline   :   0938 707 966 (gọi hoặc zalo)  - 028 66 769 296

    - Zalo        :   Mr. Lộc : 0938707966 ( quý khách có thể liên hệ qua Zalo để tiện trao đổi)

    - Fanpage:   Facebook.com/ThamxoplotsanHCM

    - Email      :   ledangloc@gmail.com

    - Website :   Thamxopviet.com

    - Địa chỉ  :    186/27 Bình Thới, P.14,Q11, HCM_

    buttom-174.png (2 KB)
    13624929_512786285598443_2104514730_n.gif (47 KB) Click vào banner dưới đây để tham khảo tất cả sản phẩm thảm xốp lót sàn chất lượng cao cấp đảm bảo an toàn cho bé

    Thảm xốp lót sàn cho bé tại thảm xốp việt

    Ngày đăng: 25-10-2016 1,544 lượt xem